Thủ tục đăng ký biến động đất đai thực hiện như thế nào là câu hỏi được nhiều người thắc mắc hiện nay. Đăng ký thay đổi đất đai thực chất là việc cập nhật một số thông tin trong hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số điều cần biết khi tiến hành đăng ký biến động đất đai, cũng như những trường hợp không được phép thực hiện.
Thủ tục đăng ký biến động đất là gì?
Đăng ký biến động đất đai hay tài sản gắn liền với đất xây nhà 2 tầng là việc thực hiện những thủ tục theo quy định pháp luật nhằm ghi nhận sự thay đổi về thông tin đã đăng ký ở hồ sơ địa chính của người có quyền sử dụng đất và người được giao đất. Trong đó, đăng ký đất đai bao gồm 2 loại là đăng ký lần đầu và đăng ký biến động đất đai. Nội dung căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
Những trường hợp nào phải đăng ký biến động đất đai?
Thủ tục đăng ký biến động đất đai được thực hiện trong 12 trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có những thay đổi như sau:
- Người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền định đoạt như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thực hiện đổi tên;
- Thay đổi hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu và địa chỉ của mảnh đất;
- Thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký trước đó;
- Thay đổi mục đích sử dụng đất;
- Thay đổi thời hạn sử dụng đất;
- Thay đổi từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê, hoặc thay đổi từ hình thức nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng sang hình thức thuê đất, từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng theo quy định hiện hành;
- Thay đổi quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất từ tài sản riêng của vợ chồng thành tài sản chung;
- Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà đẹp và tài sản gắn liền với đất của vợ chồng, tổ chức, hộ gia đình hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu chung đối với tài sản gắn liền với đất;
- Thay đổi quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải về tranh chấp đất đai được công nhận bởi UBND cấp có thẩm quyền, theo kết quả thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết xung đột đất đai, khiếu nại và tố cáo liên quan đến đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành được thi hành, văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất hợp pháp;
- Thay đổi, xác lập hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
- Thay đổi về hạn chế quyền của người sử dụng đất.
Ngoài ra, trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai khi thay đổi thông tin về giấy chứng minh nhân dân hoặc số thẻ của căn cước công dân, địa chỉ đã cung cấp trên giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu người sử dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Tóm lại, khi có bất kỳ biến động nào liên quan đến đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất như những trường hợp đã nêu trên, người sử dụng đất cần thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. Sau khi hoàn thành thủ tục, họ sẽ được cấp Sổ đỏ hoặc chứng nhận biến động để ghi vào Sổ đỏ đã được cấp.
Trong trường hợp đã đăng ký biến động đất đai nhưng không còn ô trống nào trên trang 4 của Sổ đỏ để ghi chứng nhận sự thay đổi, người đó sẽ được cấp một Sổ đỏ mới, tuân theo quy định tại điểm i, Khoản 2 của Điều 17 trong Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.
Lưu ý khi làm thủ tục đăng ký biến động đất đai
Một số lưu ý khi kê khai đơn đăng ký biến động đất đai:
- Tên và địa chỉ phải đúng như trên giấy chứng nhận đã cấp. Nếu có thay đổi tên thì phải ghi cả thông tin trước và sau khi thay đổi, đồng thời nộp giấy tờ chứng minh sự thay đổi.
- Không kê khai và xác nhận các thông tin tại Điểm 5 của mục I, các mục II,III và IV nếu thuộc các trường hợp sau đây:
- Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp không thuộc trường hợp “dồn điền đổi thửa”
- Chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, góp vốn, tặng cho bằng quyền sở hữu đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
- Chuyển quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của riêng vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng.
- Không kê khai, xác nhận các thông tin tại Điểm 5 của mục I, mục II và IV của Đơn này đối với các trường hợp xác định lại diện tích đất ở cho cá nhân, hộ gia đình đã được cấp giấy chứng nhận.
>> Có thể bạn quan tâm: Làm sổ đỏ mất bao nhiêu tiên 1m2 năm 2024? Phí làm sổ đỏ đất
- Trên đây là toàn bộ thủ tục đăng ký biến động đất mà bạn có thể tham khảo. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline để nhận tư vấn chuyên sâu.