Hỏi – Đáp: Đất lâm nghiệp có làm được sổ đỏ không?

dat-lam-nghiep-co-lam-duoc-so-do-khong

Đất lâm nghiệp có làm được sổ đỏ không? Điều kiện, hồ sơ, thủ tục xin cấp sổ đỏ cho đất lâm nghiệp, đất rừng. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Hồ sơ xin cấp sổ đỏ quy định chung với đất nông nghiệp.

Đất lâm nghiệp, đất rừng là gì?

– Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

– Như vậy pháp luật quy định 3 loại đất rừng là Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ,Đất rừng đặc dụng thuộc nhóm đất nông nghiệp 

Đất rừng phòng hộ là rừng được sử dụng để phục vụ mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu… được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:

  • Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới.
  • Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

Đất rừng đặc dụng là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, bảo vệ nguồn gen sinh vật; rừng phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; rừn cung ứng dịch vụ:

Đất lâm nghiệp, đất rừng là gì?
Đất rừng đặc dụng là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, bảo vệ nguồn gen sinh vật; rừng phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử
  • Vườn quốc gia
  • Khu dự trữ thiên nhiên
  • Khu bảo tồn loài – sinh cảnh
  • Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao
  • Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia rừng giống quốc gia.

Đất rừng sản xuất là rừng sản xuất là rừng được trồng chủ yếu là cung cấp lâm sản, sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, hoặc rừng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Đất lâm nghiệp có làm được sổ đỏ không?

Luật Đất đai 2013 quy định đất rừng gồm đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất.

Trong số 3 loại đất rừng này, căn cứ quy định tại Điều 98 Luật Đất đai 2013, Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đất rừng sản xuất (rừng sản xuất là rừng trồng hoặc rừng sản xuất là rừng tự nhiên) là loại đất rừng được Nhà nước cấp sổ đỏ.

Điều kiện cấp sổ đỏ đối với đất rừng được quy định tại Điều 99, Điều 100, Điều 101, Điều 102 Luật Đất đai 2013 và các văn bản khác có liên quan gồm:

– Nguồn gốc sử dụng đất rừng sản xuất thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 99 Luật Đất đai 2013.

– Việc sử dụng đất rừng sản xuất không thuộc trường hợp không được cấp sổ đỏ theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Việc sử dụng đất là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Việc sử dụng đất rừng sản xuất nếu không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tại địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cũng không được cấp sổ đỏ.

– Để được cấp sổ đỏ, đất rừng sản xuất phải được sử dụng ổn định, không tranh chấp, không vi phạm pháp luật đất đai.

– Thời điểm sử dụng đất là trước 1/7/2004 nếu như việc sử dụng đất không có một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP

Đất lâm nghiệp có làm được sổ đỏ không?
Để được cấp sổ đỏ, đất rừng sản xuất phải được sử dụng ổn định, không tranh chấp, không vi phạm pháp luật đất đai

– Người sử dụng đất phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Hoàn thành nghĩa vụ tài chính là thủ tục bắt buộc phải thực hiện để được nhận sổ đỏ (trừ trường hợp được ghi nợ nghĩa vụ tài chính). Nếu không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, người sử dụng đất không được nhận sổ đỏ.

– Hoàn thành thủ tục cấp sổ lần đầu hoặc đăng ký biến động

Như vậy, người sử dụng đất rừng sản xuất (rừng sản xuất là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng) và không thuộc trường hợp được cấp sổ đỏ theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì được cấp sổ đỏ đất rừng.

Người sử dụng đất phải đảm bảo đồng thời các điều kiện theo quy định pháp luật thì mới được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho thửa đất rừng mà mình đang sử dụng, quản lý.

Các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm:

– Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật đất đai

– Người đang quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn

– Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

– Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.

– Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đất lâm nghiệp có làm được sổ đỏ không? Hy vọng qua đây bạn đã có câu trả lời đúng đắn. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline để nhận tư vấn kỹ càng.